Đồ hình hậu thiên bát quái

Hậu thiên bát quái

Đồ hình HẬU THIÊN BÁT QUÁI bắt đầu từ quẻ chấn. 
Đọc như sau CHẤN-TỐN-LY-KHÔN-ĐOÀI-CÀN-KHẢM-CẤN
giải thích như sau:

Đế xuất hồ Chấn. Tề hồ Tốn. Tương kiến hồ Ly. Trí dịch hồ Khôn. Duyệt ngôn hồ Đoài. Chiến hồ Kiền. Lao hồ Khảm. Thành ngôn hồ Cấn
Vạn hữu chào đời nơi quẻ Chấn. Chấn ở phía Đông, nơi mặt trời mọc mỗi buổi bình minh. Vạn hữu trở nên tốt đẹp nơi cung Tốn. Tốn ở phía Đông Nam. Nơi đây, vạn hữu sẽ trở nên tinh thuần, cao khiết. Vạn hữu sẽ nhận biết nhau trong sự rực rỡ của quẻ Ly. Ly là quẻ ở phương Nam, phương trời tràn ngập ánh sáng, khi mặt trời rạng rỡ giữa khung trời khi chính Ngọ.

Vua chúa khi xưa, trị dân quay mặt về hướng Nam, phía ánh sáng, tức là ước muốn đem muôn dân đến văn minh, đến ánh sáng, đến lý tưởng, đến Chân Lý

*Khôn tức là Đất. Đất lo nuôi dưỡng vạn loài. Đó là một sự phục vụ hết sức tận tình vậy.

*Đoài là giữa Thu, lúc ấy Trời trong xanh, vạn vật hết sức hữu tình. Hoa mầu đang kỳ thu hoạch, vì thế Đoài mang vui lại cho muôn loài.

*Kiền ở về phía Tây Bắc, tức là nơi Âm Dương tương tranh. Sáng tối, nóng lạnh, kèn cựa lẫn nhau. Vì thế nên nói: Chiến hồ Kiền.

*Khảm ở phương Bắc, là quẻ thấp nhất của chu kỳ biến hóa. Tới khi đó, vạn vật phải qua một thời kỳ điêu linh vất vả. Vì thế nói Lao hồ Khảm.

* Cấn là quẻ ở Đông Bắc. Đó là cuối chu kỳ biến hóa, và đồng thời cũng là khởi điểm của một chu kỳ mới, mà biến hóa thời phải đi đến thành toàn. Nên cuối chu kỳ, mới nói rằng : Thành toàn là ở Cấn.

Dẫu sao, thì Bát quái cũng gợi nên một chu kỳ biến hóa, cốt để đi đến chỗ thành toàn. Cho nên Cấn là thành toàn.

Hậu thiên bát quái

SÀN GIAO DỊCH UY TÍN

Hình ảnh