Trade giao dịch theo đường MA 

 

  1. ĐƯỜNG MA VÀ HỖ TRỢ, KHÁNG CỰ

  Hỗ trợ là một mức/vùng giá mà giá giảm xuống nhiều lần; nhưng không thể phá vỡ nó trong một thời gian. Là vị trí mà sức mạnh của người mua đủ mạnh để bảo vệ mức giá đó và khiến giá không thể giảm thêm được nữa.

   Ngược lại, kháng cự là vùng/mức giá mà khi giá tăng giá lên; chạm vào vùng đó quay đầu xuống; chứ không thể phá vỡ trong một khoảng thời gian nào đó. Là nơi người bán có đủ lực để ngăn giá không thể tăng thêm.

  Kháng cự hỗ trợ không phải lúc nào cũng là những đường/vùng nằm ngang; nó có thể dốc lên, hướng xuống tuỳ theo xu hướng thị trường.

Đường MA viết tắt của Moving Average là đường trung bình động được tạo ra bằng cách nối các điểm trung bình của giá trong một khoảng thời gian nhất định. Đường MA không có tác dụng dự báo hành động giá, mà chỉ giúp làm mượt đường giá và lọc bớt những tín hiệu gây nhiễu trên biểu đồ. Từ đó, giúp trader dễ dàng xác định xu hướng đang diễn ra trên thị trường.

2. Ý nghĩa của đường trung bình động MA

 – Cung cấp tín hiệu về xu hướng:

  • Nếu giá nằm bên trên đường MA, thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Nếu giá nằm phía dưới đường MA, thị trường đang trong xu hướng giảm.

Đóng vai trò là đường hỗ trợ, kháng cự động:

Khi giá điều chỉnh tăng/giảm, chạm vào đường MA sẽ phản ứng và bật lại. Dựa vào tín hiệu này, trader có thể tìm kiếm các lệnh Buy/Sell thuận xu hướng.

– Tìm kiếm điểm vào lệnh

Dựa vào các đặc điểm đường MA đóng vai trò như đường kháng cự/ hỗ trợ hoặc tín hiệu giao cắt giữa các đường MA, tín hiệu breakout… trader hoàn toàn có thể tìm kiếm các điểm giao dịch tiềm năng.

 

3. Cách sử dụng đường MA hiệu quả

MA là công cụ đắc lực phục vụ quá trình phân tích và giao dịch Forex của nhà đầu tư. Nhưng để chỉ báo này phát huy hiệu quả tối đa, trader cần phải có chiến lược giao dịch cụ thể:

3.1. Sử dụng MA như kháng cự, hỗ trợ động

Đường MA đóng vai trò như một đường kháng cự, hỗ trợ động và khi giá chạm vào sẽ có xu hướng bật lại. Đây chính là cơ hội để trader tìm kiếm các giao dịch thuận xu hướng với độ an toàn cao. Chiến lược giao dịch cụ thể như sau:

Xu hướng tăng

Trong xu hướng tăng, khi giá điều chỉnh giảm chạm vào đường MA bật lên, trader có thể vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến tăng khi giá chạm MA và bật lại
  • Stop loss SL: Dưới đường hỗ trợ động MA. 
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng là 1: 2 hoặc 1: 3

Xu hướng giảm

Trong xu hướng giảm, khi giá điều chỉnh tăng chạm vào đường MA bật xuống, trader có thể vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến đỏ khi giá chạm MA và bật xuống.
  • Stop loss SL: Bên trên đường kháng cự động MA. 
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng là 1: 2 hoặc 1: 3

3.2. Chiến lược sử dụng 2 đường MA giao cắt nhau

Để thực hiện chiến lược này, trader cần thêm vào biểu đồ một đường MA nhanh (chu kỳ nhỏ như 10, 20, 25) và một đường MA chậm (chu kỳ lớn như 50, 100, 200). Sử dụng chu kỳ nào sẽ phụ thuộc vào chiến lược của Trader. 

Trader sẽ tiến hành vào lệnh khi 2 đường này giao cắt với nhau. Cách vào lệnh như sau:

Đối với lệnh Buy

Trader sẽ vào lệnh Buy, khi 2 đường MA nhanh và chậm giao cắt nhau theo chiều hướng lên.

  • Điểm vào lệnh: tại cây nến tăng trùng với vùng giao cắt
  • Stop loss SL: Bên dưới đáy gần nhất với điểm giao cắt
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader

Đối với lệnh Sell

Trader sẽ vào lệnh Sell, khi 2 đường MA nhanh và chậm cắt nhau theo chiều hướng xuống.

  • Điểm vào lệnh: tại cây nến giảm trùng với vùng giao cắt
  • Stop loss SL: Bên trên đỉnh gần nhất với điểm giao cắt
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader

3.3. Giao dịch Breakout với đường MA

Đây là chiến lược giao dịch đảo chiều được nhiều anh em trader ưa chuộng. Chiến lược này tuy có mức độ rủi ro cao, nhưng lợi nhuận thu được lại khá lớn. Sau đây là những hướng dẫn chi tiết về cách giao dịch breakout với đường MA:

Đối với lệnh Buy

Trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy đảo chiều khi xu hướng hiện tại là Downtrend, nhưng đã có dấu hiệu suy yếu khi không thành công tạo đỉnh/đáy sau thấp hơn đỉnh/đáy trước. Lúc này, trader sẽ kiên nhẫn quan sát biểu đồ và chờ đợi giá breakout khỏi đường MA để vào lệnh Buy. 

Trader có thể vào lệnh ngay khi giá vừa breakout khỏi đường MA hoặc chờ giá quay lại retest đường MA thì mới vào lệnh. Cách vào lệnh như sau:

  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến tăng vừa breakout hoặc tại điểm giá quay lại retest đường MA.
  • Stop loss SL: Bên dưới đáy gần nhất với điểm breakout.
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader.

Đối với lệnh Sell

Xu hướng ban đầu là xu hướng tăng, nhưng có dấu hiệu suy yếu khi thất bại trong việc tạo đỉnh/đáy sau cao hơn đỉnh/đáy trước. Khi đó, trader sẽ kiên nhẫn chờ giá breakout khỏi đường MA thì tiến hành vào lệnh Sell đảo chiều hoặc chờ giá quay lại retest đường MA rồi mới vào lệnh.

  • Điểm vào lệnh: Tại cây nến giảm vừa breakout hoặc tại điểm giá quay lại test lại đường MA.
  • Stop loss SL: Bên trên đỉnh gần nhất với điểm breakout
  • Take profit TP: Theo tỷ lệ R:R kỳ vọng của trader

Hiểu rõ đường MA là gì, cách giao dịch và chọn đường MA phù hợp với chiến lược của bản thân. Tuân thủ nguyên tắc quản lý vốn, rủi ro và đặt cắt lỗ, chốt lời trong bất cứ giao dịch. Chúc các bạn thành công!

Giao dịch có sự hỗ trợ của EA đang là nhu cầu vô cùng lớn của đông đảo anh em trong cộng đồng muốn chuyển hóa các chiến thuật giao dịch thành Robot Forex (EA – Expert Advisor).

Nếu anh em nào có như cầu  code lập trình Robot Forex, chỉ báo tín hiệu Indicator liên hệ với mình qua SĐT/Zalo 0971926248. Chi phí sẽ được báo sau khi phân tích độ khó và phức tạp để chuyển hóa chiến thuật thành Robot Forex tự động, Robot Forex bán tự động, chỉ báo tín hiệu Indicator,….

Ngoài ra, anh em Trader tham khảo một số sản phẩm Robot Forex hỗ trợ giao dịch hiệu quả hơn được phát triển bởi tailieuforex.com.

Tailieuforex tặng bạn EA hỗ trợ giao dịch theo đường MA https://youtu.be/WlpyK9HIl1Y

 

SÀN GIAO DỊCH UY TÍN

Hình ảnh